Phong thủy nhà vệ sinh và 8 cách hóa giải vị trí và hướng nhà vệ sinh

Phong Thủy |
11 Tháng 04
Phong thủy nhà vệ sinh và 8 cách hóa giải vị trí và hướng nhà vệ sinh

Để tránh đem lại những vận xui cho các thành viên trong gia đình, phong thủy nhà vệ sinh là vấn đề cần được lưu tâm hàng đầu.

Lưu ý một số điều đại kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh

Ông bà ta xưa vẫn hay nói "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", bởi vậy, khi xây dựng nhà vệ sinh, gia chủ cần phải lưu ý tới phong thủy và tránh những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà tắm để tránh những tai họa, những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cuộc sống của mình và người thân trong gia đình.

 – Nhà vệ sinh kỵ đặt ở trung tâm của căn nhà, vị trí thanh long của cửa chính, ở cuối cùng hành lang hay liền/đối diện với bếp.

– Nhà vệ sinh kỵ đặt ở hướng nam, bắc của căn nhà.

– Nhà vệ sinh kỵ đặt ở hướng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam.

– Cửa nhà vệ sinh kỵ đối diện cửa lớn, đối diện với bếp, đối diện cầu thang đi lên và đi xuống, đối diện cửa phòng.

– Hướng của bồn cầu kỵ cùng hướng với căn nhà.

– Điện thờ kỵ đặt ở phía bên ngoài phòng vệ sinh.

– Nhà vệ sinh kỵ nằm ở phía trên phòng ngủ

– Trong nhà vệ sinh kỵ sử dụng màu đen, màu tím đậm và các màu sắc quá bắt mắt.

Cách thiết kế nhà vệ sinh hợp phong thủy:

Ngoài việc lưu ý những điều cấm kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh, gia chủ cần nắm rõ các cách thiết kế hợp với phong thủy, mang lại cho gia chủ và gia đình nhiều may mắn và tài lộc:

 – Phòng vệ sinh nên đặt vị trí cuối căn nhà: Để tránh nhà vệ sinh phát tán khí uế ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình, tốt nhất gia chủ đặt nhà vệ sinh ở góc nhà, cụ thể ở những nơi có tường che hoặc có cửa đóng/mở chắc chắn để mang lại không khí trong lành và sạch sẽ cho không gian nhà ở.

– Khoảng cách phòng vệ sinh và phòng bếp: Bếp là khí hỏa, nhà vệ sinh là khí thủy, vậy nên, phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là tương khắc. Vì vậy, cần đặt phòng vệ sinh và khu vực bếp cách xa nhau. Nếu diện tích nhà bạn quá chật không thể xây tường ngăn cách, có thể sử dụng vách ngăn cố định để chặn sự đối đầu giữa “nước” và “lửa”.

 – Hướng cửa nhà vệ sinh: Khi thiết kế cửa nhà vệ sinh, cần lưu ý tránh những khu vực cấm kỵ như xung thẳng với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ.

 – Sử dụng màu sắc sáng: Thuộc hành Thủy, nhà vệ sinh sẽ phù hợp với màu trắng thuộc Kim và màu lam thuộc Thủy. Gia chủ nên lưu ý lựa chọn màu sắc tao nhã, mang lại cảm giác thư thái, yên ổn, tránh màu tối tạo sự u uất.

 – Nền phòng vệ sinh thấp hơn nền nhà: Theo phong thủy học, nước chảy xuống dưới, vì vậy, nền nhà nên cao hơn để tránh sự “tràn nước” từ nhà vệ sinh hay tránh những nguy cơ mắc bệnh về hệ thống nội tiết cho các thành viên trong gia đình.

 phong-thuy-nha-ve-sinh

Vị trí và hướng nhà vệ sinh hợp phong thủy theo tuổi:

Khi bố trí nhà vệ sinh, gia chủ nên chú ý tới vị trí và hướng để tránh xung khắc với năm sinh (mệnh tuổi). Trên thực tế, cách tính hướng nhà vệ sinh theo phong thủy sẽ tuân thủ theo Bát Cung (tám hướng) trong phong thủy.

 Mặc dù mỗi năm sinh sẽ có hướng mệnh trạch khác nhau nhưng cách xem hướng nhà vệ sinh hợp phong thủy theo tuổi đều tuân thủ theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”, nghĩa là đặt toilet tại hướng xấu, nhìn về hướng tốt.

 Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?

Với nhu cầu tiết kiệm diện tích nhà ở cùng công năng khép kín, riêng tư của mỗi phòng, rất nhiều gia đình thiết kế nhà vệ sinh đặt trong phòng ngủ. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi: “Có nên xây nhà vệ sinh trong không ngủ không” lại phụ thuộc nhiều vào rất nhiều yếu tố phong thủy.

Phòng ngủ là không gian quan trọng của mỗi thành viên trong gia đình, nên được đặt nơi sinh khí mạnh nhất, tránh những yếu tố lửa và nước kèm theo. Ngược lại, nhà vệ sinh là nơi hội tụ âm khí nặng nề, sản sinh ra nhiều không khí ô nhiễm nên việc bày trí bên trong phòng ngủ sẽ gây ra những uế khí không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của các thành viên trong gia đình.

 Bố trí phòng vệ sinh trong nhà ống

 Nhà ống là kiểu nhà phổ biến nhất hiện nay, được thiết kế và xây dựng trên diện tích ô đất có chiều ngang (mặt tiền) nhỏ hẹp hơn chiều dài (chiều sâu) của ngôi nhà (mẫu nhà hình chữ nhật). Chính vì đặc điểm này, việc bố trí phòng vệ sinh nhỏ, đẹp, tiện lợi lại hợp phong thủy là một trong những khó khăn thường thấy của nhà ống. 

– Hướng đặt nhà vệ sinh: Vị trí đặt nhà vệ sinh cần tuân thủ theo những nguyên tắc bất biến, không nên đặt ở những hướng sinh Thổ bởi Thổ khắc Thủy nên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tài vận của các thành viên.

 – Nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm nhà, không hướng thẳng đầu giường hoặc giữa phòng ngủ: Do hầu hết các ngôi nhà ống thường được tiết kiệm tối đa không gian, nhà vệ sinh nên được sắp xếp vào góc hợp lý nhất để tránh diện tích bởi vị trí trung tâm không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả phong thủy của ngôi nhà.

Nhưng bạn cũng cần phải lưu ý không được đặt hướng cửa nhà vệ sinh hướng vào giữa phòng ngủ hoặc giường ngủ tựa vào nhà vệ sinh bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình.

 – Hướng nhà không nên cùng hướng bồn cầu: Khi lắp đặt bồn cầu, tránh cùng hướng với hướng nhà vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà, tài lộc, sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

 – Bố trí nhà vệ sinh ở vị trí tiện nghi nhất: Chúng ta nên đặt nhà vệ sinh tại một vị trí thoáng khí và thuận tiện cho việc đi lại, ở những góc thừa vừa, điều đó sẽ giúp cho miếng đất của gia đình bạn trở nên vuông vức và hợp phong thủy hơn hoặc ở góc cuối cùng của ngôi nhà để che khuất tầm nhìn và tránh đối diện với cửa ra vào của phòng ngủ hay phòng bếp hay cửa chính.

 – Không nên tận dụng bố trí nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang trong nhà ống bởi theo các chuyên gia phong thủy, vị trí này không tốt, ảnh hưởng xấu đến đường công danh, sự nghiệp và sức khỏe của người đàn ông trong gia đình.

 – Luôn có cửa sổ và hệ thống thông gió trong nhà vệ sinh: Với đặc trưng không gian hẹp, nhà vệ sinh cần có sự thoáng đãng bằng việc lắp đặt hệ thống thông gió và cửa sổ, đồng thời mang những luồng hung khí từ nhà vệ sinh đi ra ngoài, loại bỏ những luồng khí xấu, giúp căn nhà bạn trở nên thông thoáng hơn.

 Cách hóa giải vị trí và hướng nhà vệ sinh

 phong-thuy-nha-ve-sinh

 

– Hóa giải nhà vệ sinh tầng 2 nằm trên gian bếp: Bạn có thể di dời nhà vệ sinh hoặc bếp sang vị trí khác hoặc rải một lớp sỏi trắng trên nền nhà vệ sinh để ngăn cách hai không gian nhà vệ sinh và phòng bếp, tránh được những xung đột giữa Thủy và Hỏa, đồng thời ngăn không cho những luồng khí xấu thâm nhật từ nhà vệ sinh xuống khu vực bếp. Thêm vào đó, bạn có thể trang trí thêm cây xanh trong nhà vệ sinh để giảm bớt đi những tạp khí, tránh sự xâm nhập của chúng vào khu vực bếp. 

 – Hóa giải nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang: Bạn có thể hóa giải theo hướng hoặc sử dụng đá thạch anh bảo bình đặt bên trong nhà vệ sinh để giải tỏa các âm khí trong ngôi nhà bởi thạch anh là loại đá có dương khí mạnh, có thể hút âm khí trong nhà vệ sinh và hóa giải những khí xấu. Bên cạnh đó, trong nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang nếu có thể thiết kế cửa sổ càng tốt để điều hòa nguồn khí bên trong với bên ngoài đồng thời sẽ tạo luồng sinh khí tốt cho ngôi nhà của bạn.

 – Hóa giải phòng vệ sinh đối diện đầu giường của phòng ngủ: Đơn giản nhất, bạn hãy kê giường ngủ sang chỗ khác hoặc sử dụng vách ngăn và luôn đóng cửa phòng ngủ và cửa nhà vệ sinh. Hoặc không, bạn cũng có thể treo một chiếc hồ lô ở đầu hoặc chân giường bởi hồ lô có tác dụng thu bệnh khí, hóa giải sát khí tác động đến sức khỏe của gia chủ. Đừng quên  luôn giữ nhà vệ sinh sạch sẽ và tạo ra năng lượng trong lành và tích cực.

 – Hóa giải hướng cửa nhà vệ sinh đối diện cửa ra vào: Cách đầu tiên, hãy luôn đóng cửa nhà vệ sinh nếu không sử dụng hoặc sử dụng, mành (rèm) hay đặt bình phong hoặc tạo vách ngăn che ngắn trước nhà vệ sinh để ngăn chặn sinh khí xấu ảnh hưởng đến không gian sống chủ đạo trong căn nhà. Cách thứ hai, bạn có thể treo hoặc đặt hoa, cây cảnh ở hai bên cửa nhà vệ sinh để giảm bớt khí xấu do mang yếu tố thiên nhiên vào không gian.

 – Hóa giải nhà vệ sinh liền, sát hoặc gần bếp: Trước tiên, hãy luôn giữ cho căn bếp sạch sẽ, gọn gàng và thơm tho. Bạn có thể đặt giữa phòng vệ sinh và phòng bếp ba chậu cây xanh để hóa giải, hình thành Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, có lợi cho gia đình. Đồng thời, cửa nhà vệ sinh phải luôn đóng hoặc tạo tấm vách ngăn, bức bình phong để những khí độc và vi khuẩn không lan ra phòng bếp, và luôn nhớ trang bị hệ thống quạt thông gió, máy hút mùi…

 – Hóa giải nhà vệ sinh đối diện hoặc tựa lưng vào bàn thờ: Có một số cách để hóa giải điều cấm kỵ này như đặt bàn thờ ở nơi thật cao để tránh xa những nơi không sạch sẽ và thanh tịnh; đối với bàn thờ treo tường, lắp một chiếc gương quay mặt xuống phía dưới với mục đích phản lại tất cả những thứ khí ô uế trở lại phía nhà vệ sinh hoặc đặt gắn gương lên thẳng trần nhà đặt bàn thờ nếu bàn thờ được đặt ở phía dưới nhà vệ sinh. Nếu như bạn không thể thay đổi vị trí, hãy đặt một linh vật là 6 xâu tiền Lục Đế ở phía sau bàn thờ nhằm mục đích hóa giải sát khí.

 – Hóa giải nhà vệ sinh nằm giữa nhà: Sử dụng thạch anh bảo bình thủy để  khắc phục và giảm thiểu đáng kể những vận “xấu” do việc thiết kế nhà vệ sinh sai vị trí bởi thạch anh bảo bình thủy được làm từ đá thạch anh dương khí rất mạnh, có tính chất hút âm khí trong nhà vệ sinh hóa giải một phần lớn khí xấu, giúp cải thiện sức khỏe, gia đạo và tài lộc.

(cenhomes.vn)

Tin liên quan

Đang lấy bài viết liên quan...
Đang cập nhập hóa đơn, vui lòng đợi...