Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm Giáp Thìn

Chuyên mục ngày Tết |
05 Tháng 01
Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm Giáp Thìn

Phong tục đi lễ chùa đầu năm và ngày thường là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Phật. Do đó đi lễ chùa mỗi dịp Tết đến xuân về đã trở thành một hoạt động quen thuộc của người dân Việt từ xưa đến nay.

Ý nghĩa của phong tục lễ chùa đầu năm
 

Không chỉ đến chùa để cầu xin được bình an, sức khỏe, tài lộc. Hay chuyện làm ăn thuận lợi. Mà còn để hòa mình vào chốn tâm linh giúp tinh thần được thanh tịnh và thoải mái nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về phong tục đi lễ chùa đầu năm .

Người Việt có thói quen đi lễ chùa hàng ngày và những dịp lễ trong năm. Để cầu mong bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, đi lễ chùa còn là dịp giúp mọi người vãn cảnh và bình an trong tâm hồn. Sau những bộn bề của cuộc sống. Đây là nét văn hóa đẹp lâu đời của dân tộc ta. Mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về cả tâm linh lẫn tinh thần.

Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm - Ảnh 1.

Trang phục đi lễ chùa đầu năm.

Trang phục khi đi lễ chùa

Chùa chiền là nơi mang nhiều yếu tố tâm linh thờ tụng. Vệc ăn mặc làm sao để thuần phong mỹ tục là điều cần phải chú ý.

Chọn màu sắc nhã nhặn khi đi lễ chùa

Tại nơi thờ tự linh thiêng cần có sự tôn kính và giản dị. Do đó hãy lựa chọn những bộ quần áo có màu sắc nhã nhặn cho mình khi đi lễ chùa.

Ngoài ra, hãy lựa chọn những bộ trang phục có cùng tông màu với áo tràng. Hay áo lam Phật tử trong dịp đi lễ chùa, đền, phủ đầu năm 2020 này. Vừa tăng nét đẹp dịu dàng vừa tôn kính nơi thờ cúng linh thiêng.

Mặc áo có cổ

Đối với những nơi linh thiêng như đền, chùa, đình. Không nên mặc áo trễ cổ. Đặc biệt trong những dịp đầu năm mới. Hãy lựa chọn cho mình một chiếc áo sơ mi có cổ kín đáo. Chiếc áo khoác cổ bẻ thanh thoát. Hoặc bộ áo dài đi lễ chùa truyền thống vừa gọn gàng vừa lịch sự tinh tế. Khi chọn áo nên lựa chọn những loại áo có chất liệu cotton, thô, len…. Vừa dễ vận động vừa giúp thấm mồ hôi tốt.

Đi lễ chùa không được ăn mặc quần áo hở hang. Phản cảm và đặc biệt là những trang phục xuyên thấu.

Trang phục không phù hợp khi đi lễ chùa

Trong không gian thiền thanh tịnh. Không nên diện những trang phục như quần short giả váy. Đồ quá bó chẽn. Tuy không có sự hớ hênh nhưng lại gây phản cảm cho người nhìn.. Không mặc quần lửng, mặc váy đi chùa. Không nên mặc các loại quần tất lưới. Hoặc nhiều hoa văn đi lễ đầu năm. Hãy lựa chọn cho mình những loại tất màu trơn đơn giản như màu nude, màu đen,….

Thời gian đi lễ chùa

– Mùng 1

Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 tết đã trở thành tục lệ quen thuộc không thể thiếu vào mỗi dịp đầu năm mới. Ngoài ra, mọi người còn đi chùa ngày 30 Tết ngay trong đêm giao thừa cuối năm để cầu cho bản thân và gia đình thuận hòa. Mạnh khỏe, tấn tài tấn lộc, tai qua nạn khỏi. Mùng 1 tết đi lễ chùa sẽ hứa hẹn một năm mới ngập tràn hạnh phúc, bình an và viên mãn.

– Mùng 2, 3

Đi chùa mùng 2 và đi chùa mùng 3 tết sẽ cầu được tài lộc vượng phát. Tiền tài dư giả, xúng xính cả năm. Bởi ngày mùng 2, 3 chính là ngày lễ đón Hỷ Thần. Mang lại may mắn cùng với sự hạnh phúc viên mãn.

– Mùng 4

Theo quan niệm xưa kia, ngày mùng 4 chính là ngày các gia đình làm cơm cúng. Để tiếp đón các vị thần từ thiên đình xuống hạ giới để cai quản. Nếu đi chùa ngày tết mùng 4 thì điều ước nguyện sẽ được linh ứng. Đặc biệt, ngày này rất tốt để đi chùa cầu duyên.

– Mùng 6

Ngày mùng 6 là một ngày bình an, tốt lành. Có nhiều giờ đẹp sẽ phù hợp cho việc xuất hành đầu năm. Giúp mang lại tài lộc cùng may mắn cho gia chủ. Nếu đi chùa vào ngày này sẽ cầu được bình an, sức khỏe và gia đạo cực thịnh.

Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm - Ảnh 2.

Hạn chế thắp hương trong tam bảo

Những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa?

Đi chùa không được trang điểm và đừng xịt nước hoa quá nồng.

Bà bầu có thể đến đền chùa. Nhưng phụ nữ chưa sạch khi đến tháng, có kinh nguyệt không nên đi chùa.

Đi lễ chùa gặp rắn là một dấu hiệu của may mắn. Nhưng nếu đi chùa mà gặp mèo thì đây lại là một điềm xui.

Tránh mang theo khăn, túi xách, gậy gộc, mũ áo,…vào chùa bái Phật. Nếu lỡ mang thì cần phải đặt trên chiếu rồi mới được vào tam bảo bái Phật.

Khi hành lễ:

Tránh tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo và sờ mó vào tượng Phật.

Đi chùa không nên chụp ảnh và quay phim.

Không được đặt lễ mặn và sắm lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ tại Phật điện (Chính điện).

Không được tự tiện sử dụng. Hoặc mang về bất cứ đồ đạc gì của nhà chùa làm của riêng mình.

Khi vào Phật đường, Tam Bảo…trong chùa không được đi giày dép. Không vứt rác bừa bãi, hút thuốc và gây ồn ào.

Không được dẫm lên bậc cửa chùa và khi qua cổng Tam quan. Để vào chùa cần chú ý thí chủ không được đi cửa Trung gian ở giữa bởi cửa này chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.

Không được ngắm tượng Phật trực diện.

Không ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Hoặc chạy qua lại nói chuyện to.

Cấm kỵ việc sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa, nếu trụ trì cho thì nhận.

Không được đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, nên đứng chếch sang bên.

Thắp nhang khi đi lễ chùa

Tử vi người mệnh Thổ năm Canh Tý: Tân Mùi, Mậu Dần và Kỷ Mão đều phát tài phát lộc (P2)

Khi lễ chùa chỉ nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa. Chứ không được thắp quá nhiều hương bên trong chùa sẽ gây ảnh hưởng đến pháp khí.

Chính yếu của việc thắp nhang là đốt nén tâm hương. Trong đó người tu phải giữ giới pháp trong sạch tinh nghiêm.

Lời nguyện hương nhằm biểu tỏ lòng tôn kính và dâng cúng lên đức Phật. Chính là hương giới, hương định, hương tuệ, hương giải thoát và hương giải tri kiến. Nếu có thắp hương chỉ một cây duy nhất là tốt. Không cần phải thắp nhiều chỗ. Vì nhang bây giờ tẩm hóa chất nên rất độc hại.

Phật tử đến chùa thường đem cả bó nhang ra đốt sạch. Để cầu phước, cầu tài, cầu lộc. Khi đốt nhiều nhang như thế, khói nhang mù mịt làm ảnh hưởng người đến chùa. Phải hít các chất độc hại vào.

 

 

Tin liên quan

Đang lấy bài viết liên quan...
Đang cập nhập hóa đơn, vui lòng đợi...