21
Tháng 03
Mỗi thầy phong thủy đều phải có bộ đồ nghề riêng, trong đó không thiếu những vật là thành quả của khoa học như la bàn, kim chỉ nam hay thước đo... Điều này có nói lên rằng, thuật phỏng thủy phát triển tựa như khoa học kỹ thuật phát triển?
Từ xưa đến giờ, nhiều thầy phong thủy luôn tự vỗ ngực rằng chỉ giúp dân
cầu phúc, nhưng khi vào cuộc rồi vẫn căn cứ vào nhu cầu ý muốn của gia
chủ để tính giá cao thấp. Nói đúng ra thì họ coi đó là một nghề kiếm
cơm, làm giàu bằng phương pháp thôi miên hóa những khổ chủ cả tin, ít
hiểu biết thông qua những kiến thức cổ mù mờ, khẩu ngữ bí ẩn, dụng cụ
thô sơ nội dung nhuốm màu hoang đường. Thuật phong thủy tuân theo một số
nguyên tắc chính yếu cùng những yêu cầu kiến thức không giản đơn chút
nào.
Một số người cho rằng chỉ cần quen biết vài thầy phong thủy chuyện trò
dăm cuộc, ghi chép đôi điều cốt lõi coi như đã hiểu về tướng địa! Nhưng
đó chỉ là những thầy thấp tay, lòe bịp kiểu chợ búa thôi chứ muốn khẳng
định mình là thấy địa trứ danh, có mác hiệu xịn cần phải đọc nhiều loại
sách, kể cả sách quý hiếm, tư liệu, lịch sử, truyền thuyết kinh điển.
Như cuốn cẩm nang Phong thủy giảng nghĩa giới thiệu: Bước đầu học địa
lý, phải phân biệt âm dương, tam hợp, song sơn, ngũ hành, sinh vượng, tứ
tuyệt rồi sau đến bát quái, long mạch, núi, địa hình… rồi tất cả những
điều ấy đem ra thực hành cho cả người sống và người chết.
Sau khi nhập môn xong, các thầy địa thực tập lại phải hiểu được những
khái niệm thông thường nhất của nghề như Khí (một loại vật chất trừu
tượng phát sinh từ tinh thần, tồn tại ở mọi nơi và không ngừng vận động
biến hóa, thuật phong thủy coi đó là yếu tố gốc của vạn vật), Tứ tượng
(gồm Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm vận dụng vào địa hình
xem tốt xấu, lành dữ), Bát quái (sinh ra từ thuyết âm dương, quy định
ứng vào các vùng đất khác nhau để xác định phương vị), Hình thế đất (chủ
yếu dùng để quan sát núi gồm có 5 thế rồng của 5 hướng, rồi lại căn cứ
vào hình đáng, tư thế chia thành 9 rồng như rồng quay đầu, rồng bay,
rồng nằm…).
Tứ tượng |
La Bàn |
Thật ra tất cả những vật dụng này chỉ mang tính an ủi tâm lý chứ không
thể ngăn chặn được điều gì. Ví như chỉ một chữ thiện hoặc phúc viết lên
miếng gỗ mà có thể trừ được tà ma, đuổi bệnh tật, mang lại phúc lành thì
tại sao chúng ta và cả thầy phong thủy không đeo dăm bảy cái bùa trong
người hoặc treo yểm từ trong buồng, giữa nhà ra vườn để mãi mãi được yên
ổn giống như tiêm vac-xin phòng bệnh vậy?
Nếu như hiểu rằng càng đeo nhiều bùa chú càng tết thì tội gì không đeo
thay đồng hồ, dây chuyền, nhét vào ví để tiền lúc nào cũng vào như nước,
mọi bệnh tật kể cả cúm gà, HIV, ung thư đều phải chào thua? Liệu có
thầy địa nào dám chắc là dùng bùa chú đảm bảo không bị đạo chích đào
tường phá két sắt không bị chập điện, hỏa hoạn và thậm chí động đất thì
nhà chúng ta vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt? Và nếu thế những thầy phong
thủy phải chung sức mở hắn nhiều tổ hợp sản xuất bùa cho toàn dân thì
mới đủ đáp ứng nhu cầu! Có lẽ tập đoàn những thầy địa cũng đang có ý
định ấy chăng?
Ngoài bùa chú ra, các thầy phong thủy dùng một số đồ nghề khác nữa như Thổ khuê (gậy căn cứ vào bóng nắng xác định phương hướng), Thổ quy (dụng cụ đo bóng nắng để phân định bốn mùa), những dụng cụ này ít nhiều mang tính khoa học ứng dụng. Bên cạnh đó, còn có Kim chỉ nam (một dụng cụ giống như cái môi múc canh xoay tròn tự do trên mặt bàn tròn, cán môi chỉ hướng nam trên mặt bàn khắc thiên chi, bàn đồng tâm chồng lên nhau: bàn tròn gọi là thiên bàn tượng trưng cho trời, bàn vuông gọi là địa bàn tượng trưng cho đất. Giữa thiên bàn vẽ chùm sao Bắc Đẩu, ngoài cùng có 28 sao và 12 chữ số. Địa bàn có ba tầng vẽ thập can và thập nhị chi cùng 28 sao). Khi hành sự trên thực địa, các thầy còn dùng cả thước đo đó là một dụng cụ bằng kim loại dài khoảng 1m, chỗ tay cầm giống như hai tai kéo khi gập lại còn khi mở ra sẽ xoay thành góc 90 độ, thực chất đó cũng là thanh sắt từ hoạt động theo nguyên tắc kim chỉ nam.
Mỗi thầy phong thủy đều có một bí quyết riêng không ai giống ai để khẳng định mình giỏi hơn hết thảy, chính vì vậy trên cùng một dụng cụ nhưng các thầy có thể phán hoàn toàn khác nhau và ai cũng cho là mình đúng còn các thầy khác sai tuốt! Nhưng dù sai hay đúng cũng không thể còn đất dụng võ nữa.
Ngoài bùa chú ra, các thầy phong thủy dùng một số đồ nghề khác nữa như Thổ khuê (gậy căn cứ vào bóng nắng xác định phương hướng), Thổ quy (dụng cụ đo bóng nắng để phân định bốn mùa), những dụng cụ này ít nhiều mang tính khoa học ứng dụng. Bên cạnh đó, còn có Kim chỉ nam (một dụng cụ giống như cái môi múc canh xoay tròn tự do trên mặt bàn tròn, cán môi chỉ hướng nam trên mặt bàn khắc thiên chi, bàn đồng tâm chồng lên nhau: bàn tròn gọi là thiên bàn tượng trưng cho trời, bàn vuông gọi là địa bàn tượng trưng cho đất. Giữa thiên bàn vẽ chùm sao Bắc Đẩu, ngoài cùng có 28 sao và 12 chữ số. Địa bàn có ba tầng vẽ thập can và thập nhị chi cùng 28 sao). Khi hành sự trên thực địa, các thầy còn dùng cả thước đo đó là một dụng cụ bằng kim loại dài khoảng 1m, chỗ tay cầm giống như hai tai kéo khi gập lại còn khi mở ra sẽ xoay thành góc 90 độ, thực chất đó cũng là thanh sắt từ hoạt động theo nguyên tắc kim chỉ nam.
Mỗi thầy phong thủy đều có một bí quyết riêng không ai giống ai để khẳng định mình giỏi hơn hết thảy, chính vì vậy trên cùng một dụng cụ nhưng các thầy có thể phán hoàn toàn khác nhau và ai cũng cho là mình đúng còn các thầy khác sai tuốt! Nhưng dù sai hay đúng cũng không thể còn đất dụng võ nữa.
Lấy ví dụ như cách tìm long mạch chẳng hạn. Long mạch trong thuật phong
thủy vốn là một phạm trù hết sức phức tạp về lý thuyết và càng mông lung
trên thực tế. Muốn tìm được long mạch phải xác đính được vị trí núi tổ.
vì tổ sơn là căn nguyên của cát hung. Tìm được tổ sơn rồi lại phải phân
định long mạch xấu hay tốt. Phân tích xong cuối cùng phải tính đếm xem
có dùng được không bởi có những long mạch dài xa trên ngàn dặm, loại
tương đối cũng vài ba dặm!
Ngày xưa chuyện đơn giản vì đất quê ta mênh mông. dân cư thưa thớt chọn
chỗ nào cũng ổn, nhưng bây giờ thì khác, nếu long mạch ở giữa đường cao
tốc hay trong khu công nghiệp hoặc trúng vào khu vườn cây xuất khấu thì
đố thầy địa nào dám cuốc đất lên mà yểm long mạch? Hơn nữa, cách xem cát
địa còn phải phụ thuộc vào ngộ tính trời cho từng thầy, tức là mắt phải
thấu thị xuyên qua mấy mét đất thì mới chọn đúng chỗ, mà muốn có đôi
mắt thần kỳ ấy ngoài khả năng thiên bẩm ra thì không hiểu phải mất bao
lâu thầy địa mới luyện được tuyệt chiêu ấy? Thời buổi bây giờ thị lực ai
cũng suy giảm vì thiết bị điện tử, chắc là các thầy phong thủy dù muốn
cũng không thể trông chờ vào những dược phẩm thông thường như Tobicom
hay Rhoto để có ngộ tính cao siêu được!
* * *
Tất cả sách vở, kiến thức phương pháp, bí quyết về phong thủy của các thầy địa tóm lại chỉ nhằm đến một mục đích cuối cùng là chọn đất, nhà ở cho người sống (dương trạch) và chọn đất mộ huyệt cho người chết (âm trạch). Nhưng cơ sở của việc chọn lựa này có thể tin được không?
Trước hết, thuật phong thủy cho rằng có hai loại khí ảnh hưởng đến nhà ở là nạp khí và sắc khí Nạp khí là những loại khí dẫn đến nhà ở từ các phương hướng khác nhau. Sắc khí là loại khí tự bốc lên mang tính lành dữ từ nhà đất ở cả hai loại khí này đều được xác định trên cơ sở vô hình và không rõ ràng vì chẳng ai nhìn thấy, mọi tốt xấu đều do ý thầy địa phán quyết. Các thầy còn nói rằng trên nóc nhà thường có khí nhiều màu sắc với ý nghĩa khác nhau, nào là: tía phát tài, trắng mất của, đen phạm pháp, xanh cờ bạc. Dù thế đi nữa mà bây giờ mời thầy địa cao tay nhất đến xem trên nóc nhà chung cư 23 tầng có khí màu gì và ý nghĩa với ai thì chắc hẳn các thầy phải treo ấn chào thua!
Từ xưa đến nay trong lĩnh vực xây dựng, tất cả mọi người đều mong muốn tìm được miếng đất đẹp đẽ vừa đảm bảo kiến trúc bền vững vừa có thể sống tốt. Về nguyên tắc chung thì các triết gia cổ đều chung ý kiến là nhà ở phải hòa hợp với thiên nhiên, kề núi sông, đất đai màu mỡ và móng nhà không lún. Những điều này đều thực tế’ có lý và thuật phong thủy cũng nêu ra những kiêng kị về khí, mạch của tướng địa như: không làm nhà trên sườn núi hoặc dưới thung lũng (tránh lũ quét hoặc sét đánh), nhà không được làm trên giếng cũ (để phòng ẩm thấp và khí độc), nhà không làm ở ngã ba đường (có thể nguy hiểm vì phương tiện giao thông)…
* * *
Tất cả sách vở, kiến thức phương pháp, bí quyết về phong thủy của các thầy địa tóm lại chỉ nhằm đến một mục đích cuối cùng là chọn đất, nhà ở cho người sống (dương trạch) và chọn đất mộ huyệt cho người chết (âm trạch). Nhưng cơ sở của việc chọn lựa này có thể tin được không?
Trước hết, thuật phong thủy cho rằng có hai loại khí ảnh hưởng đến nhà ở là nạp khí và sắc khí Nạp khí là những loại khí dẫn đến nhà ở từ các phương hướng khác nhau. Sắc khí là loại khí tự bốc lên mang tính lành dữ từ nhà đất ở cả hai loại khí này đều được xác định trên cơ sở vô hình và không rõ ràng vì chẳng ai nhìn thấy, mọi tốt xấu đều do ý thầy địa phán quyết. Các thầy còn nói rằng trên nóc nhà thường có khí nhiều màu sắc với ý nghĩa khác nhau, nào là: tía phát tài, trắng mất của, đen phạm pháp, xanh cờ bạc. Dù thế đi nữa mà bây giờ mời thầy địa cao tay nhất đến xem trên nóc nhà chung cư 23 tầng có khí màu gì và ý nghĩa với ai thì chắc hẳn các thầy phải treo ấn chào thua!
Từ xưa đến nay trong lĩnh vực xây dựng, tất cả mọi người đều mong muốn tìm được miếng đất đẹp đẽ vừa đảm bảo kiến trúc bền vững vừa có thể sống tốt. Về nguyên tắc chung thì các triết gia cổ đều chung ý kiến là nhà ở phải hòa hợp với thiên nhiên, kề núi sông, đất đai màu mỡ và móng nhà không lún. Những điều này đều thực tế’ có lý và thuật phong thủy cũng nêu ra những kiêng kị về khí, mạch của tướng địa như: không làm nhà trên sườn núi hoặc dưới thung lũng (tránh lũ quét hoặc sét đánh), nhà không được làm trên giếng cũ (để phòng ẩm thấp và khí độc), nhà không làm ở ngã ba đường (có thể nguy hiểm vì phương tiện giao thông)…
Thuật phong thủy cũng có một số nhận định về cây trồng có lợi cho sức
khỏe và sản xuất của cư dân nhưng lại kèm theo một loạt điểm báo vô căn
cứ: cây cối bao quanh nhà thanh nhàn hạnh phúc, cây thùy dương trước cửa
chết treo xà nhà, độc thụ chặn cổng mẹ góa con côi. trúc mộc quấn quýt
đủ ăn nhiều lộc, cây hòe trước cửa vinh hoa phú quý… Nguồn nước quanh
nhà cũng chia làm 6 loại cát hung và đều có ảnh hưởng đến gia chủ như:
nước chảy uốn khúc đẹp gia cảnh phát đạt, nước hướng thẳng vào nhà mất
người, ao to trước cửa không thọ, ao to sau nhà chết yểu… những điếu này
không thể giải thích được nhưng thực tế thì lạc hậu vì thời nay ao cũng
đang biến mất dần, đến cống rãnh cũng bị lấp đi xây nhà cho thuê thì
ảnh hưởng của nước chỉ phụ thuộc vào mỗi nhà máy nước sạch và cùng lắm
là thùng lọc gia đình mà thôi.
Về vấn đề nhà ở thì người xưa xây nhà rất hoành tráng (nếu so sánh với hiện nay): sân có tường rào, trong cổng có đình, tiếp đến sảnh lớn, bên trái là hiên, sau là buồng ngủ, bên phải là nhà học. Phòng ở còn chia làm 5 hình dáng theo tính chất ngũ hành, rồi kích thước nhà ở có quy định để tránh điềm dữ… những điều này cũng không ai lý giải được tại sao, có lẽ chỉ dựa vào kinh nghiệm phỏng đoán. Còn thời buổi bây giờ đất ở nông thôn cũng không nhiều để xây nhà thoải mái như vậy vì người đẻ đất không đẻ, thậm chí tại thành phố nơi tấc đất tấc vàng, sân chung tập thể cũng bị lấn chiếm làm của riêng thì ai dại gì bỏ phí từng cm2?
Về vấn đề nhà ở thì người xưa xây nhà rất hoành tráng (nếu so sánh với hiện nay): sân có tường rào, trong cổng có đình, tiếp đến sảnh lớn, bên trái là hiên, sau là buồng ngủ, bên phải là nhà học. Phòng ở còn chia làm 5 hình dáng theo tính chất ngũ hành, rồi kích thước nhà ở có quy định để tránh điềm dữ… những điều này cũng không ai lý giải được tại sao, có lẽ chỉ dựa vào kinh nghiệm phỏng đoán. Còn thời buổi bây giờ đất ở nông thôn cũng không nhiều để xây nhà thoải mái như vậy vì người đẻ đất không đẻ, thậm chí tại thành phố nơi tấc đất tấc vàng, sân chung tập thể cũng bị lấn chiếm làm của riêng thì ai dại gì bỏ phí từng cm2?
Phong thủy cũng cho rằng nhà ở tết nhất hình vuông, tường bao tết nhất
hình tròn và cửa rất được coi trọng vì nó là khí khẩu (đường dẫn khí ra
vào), cửa nên mở theo hướng dân gian ca tụng là Nam hoặc Đông – Nam thì
rất thoáng mát nhưng dân mình còn sáng tạo cả nhà hình ống, nhà mỏng
dính, nhà hình thang có cần gì đến phong thủy đâu? Nội thất trong nhà và
các đồ dùng như giường, bếp, tủ đều phải đặt hướng tốt nhất nói vậy
những gia đình ngũ đại đồng đường đến chỗ ngủ trên sàn còn thiếu nói gì
đến xoay thường chọn hướng! Chỉ những nhà riêng 5 – 6 tầng diện tích
mênh mông mới có điều kiện thực hành và bày đặt nội thất theo phong thủy
và như vậy phong thủy chỉ có ý nghĩa với người giàu.
Qua phần đương trạch, thử bàn đến âm trạch. Người xưa cho rằng dương sao âm vậy nên nơi an táng tổ tiên ông bà cha mẹ cũng phải đàng hoàng, đẹp đẽ trước hết là chứng minh chữ hiếu, sau rồi ước muốn các cụ phù hộ cho hậu bối ăn nên làm ra, công thành danh toại. Chính vì tính thiêng liêng và tác dụng dài lâu này nên thuật phong thủy coi trọng âm trạch hơn đương trạch.
Qua phần đương trạch, thử bàn đến âm trạch. Người xưa cho rằng dương sao âm vậy nên nơi an táng tổ tiên ông bà cha mẹ cũng phải đàng hoàng, đẹp đẽ trước hết là chứng minh chữ hiếu, sau rồi ước muốn các cụ phù hộ cho hậu bối ăn nên làm ra, công thành danh toại. Chính vì tính thiêng liêng và tác dụng dài lâu này nên thuật phong thủy coi trọng âm trạch hơn đương trạch.
Quan niệm chôn cất cũng là biểu hiện của nghi lễ nên mộ còn nhiều tên
gọi khác nhau và thường do các pháp sư hay táng sư chủ trì nghi lễ. Gọi
là phần mộ vì nó liên quan cả đến địa điểm chôn cất nữa. Phần mộ nguy
nga và chuẩn mực nhất thuộc về các đế vương với những đặc điểm: diện
tích rộng, trang trí bằng các hình điêu khắc đá như các động vật thiêng,
binh lính hầu. Chỗ xây cất tốn kém nhất là tẩm, đây chính là nơi sinh
hoạt của người chết ở ngay trong mộ. Trong khu mộ trồng cả cây, dựng bia
đá, khắc tiểu sử công lao của người mất.
Cứ như thế theo định chế cao thấp mà các đối tượng thấp hơn sẽ có mộ nhỏ
hơn, những đồ tuỳ táng ít và không qúy, cuộc sống dưới âm nếu có cũng
bình thường, còn đối với dân thì càng xoàng xĩnh và chỉ có các thầy
phong thủy địa phương đứng ra chịu trách nhiệm tìm đất, chọn ngày giờ
làm lễ, hướng dẫn gia chủ cách chôn cất sao cho có lợi nhất. Nhưng nếu
áp dụng những hủ tục này vào xã hội bây giờ hẳn ta sẽ phát hiện nhiều
điểm không ổn.
Thời trước còn chế độ phong kiến nên hình thức gia trưởng thống trị trong tư tưởng từng gia đình, khi đặt hướng mộ chỉ chủ yếu có lợi cho người đứng đầu gia đình hoặc trưởng tộc, chủ đất. Ngày nay mọi quan hệ đều bình đẳng, dân chủ và ai cũng muốn phấn đấu vươn lên trong xã hội, vậy nếu chỉ chọn hướng có lợi cho một người chủ hộ khẩu thì liệu có ích kỷ quá không? Còn muốn đặt hướng tốt cho cả nhà thì có khi phải xoay mộ theo cả 8 hướng mới đáp ứng cho tất cả mọi người được!
Điều kiện sống và thực lực vốn có của gia chủ sẽ quyết định việc đặt mộ theo hướng. Ví như ở nông thôn còn nghĩa địa làng hoặc nhà nào có đất riêng thì có thể đặt mộ theo hướng mình thích được (thậm chí các cụ còn cẩn thận lo trước cho mình cỗ áo gỗ tốt và xây trước sinh phần theo tuổi), còn ở những nghĩa trang quy hoạch thống nhất thì sao tự xoay mộ theo hướng vô nguyên tắc được? Hơn nữa, hiện nay phương pháp điện táng đang được đánh giá là văn minh và vệ sinh môi trường thì sau khi áp dụng phương thức này cần gì đến hướng đặt bình tro, chỉ cần một chỗ trên chùa là đủ.
Ngày xưa lạc hậu, sự sống chết do tự nhiên (vẫn gọi là số phận), còn ngày nay người ta chọn giờ mổ đẻ ra con quý tử và thậm chí chọn ngày giờ đẹp để rút ống thở ra cho cụ quy tiên! Vậy còn đâu là tính tự nhiên nữa, hoàn toàn do ý muốn chủ quan của con người chi phối kết quả. Nếu thế, tại sao ta không chọn giải pháp tôn trọng ý muốn của mình hơn là tung hô trí tưởng tượng của thầy phong thủy để đỡ phải tốn tiền oan?
Theo Đỗ Hoàng Giang (Nghiencuulichsu.com)
Thời trước còn chế độ phong kiến nên hình thức gia trưởng thống trị trong tư tưởng từng gia đình, khi đặt hướng mộ chỉ chủ yếu có lợi cho người đứng đầu gia đình hoặc trưởng tộc, chủ đất. Ngày nay mọi quan hệ đều bình đẳng, dân chủ và ai cũng muốn phấn đấu vươn lên trong xã hội, vậy nếu chỉ chọn hướng có lợi cho một người chủ hộ khẩu thì liệu có ích kỷ quá không? Còn muốn đặt hướng tốt cho cả nhà thì có khi phải xoay mộ theo cả 8 hướng mới đáp ứng cho tất cả mọi người được!
Điều kiện sống và thực lực vốn có của gia chủ sẽ quyết định việc đặt mộ theo hướng. Ví như ở nông thôn còn nghĩa địa làng hoặc nhà nào có đất riêng thì có thể đặt mộ theo hướng mình thích được (thậm chí các cụ còn cẩn thận lo trước cho mình cỗ áo gỗ tốt và xây trước sinh phần theo tuổi), còn ở những nghĩa trang quy hoạch thống nhất thì sao tự xoay mộ theo hướng vô nguyên tắc được? Hơn nữa, hiện nay phương pháp điện táng đang được đánh giá là văn minh và vệ sinh môi trường thì sau khi áp dụng phương thức này cần gì đến hướng đặt bình tro, chỉ cần một chỗ trên chùa là đủ.
Ngày xưa lạc hậu, sự sống chết do tự nhiên (vẫn gọi là số phận), còn ngày nay người ta chọn giờ mổ đẻ ra con quý tử và thậm chí chọn ngày giờ đẹp để rút ống thở ra cho cụ quy tiên! Vậy còn đâu là tính tự nhiên nữa, hoàn toàn do ý muốn chủ quan của con người chi phối kết quả. Nếu thế, tại sao ta không chọn giải pháp tôn trọng ý muốn của mình hơn là tung hô trí tưởng tượng của thầy phong thủy để đỡ phải tốn tiền oan?
Theo Đỗ Hoàng Giang (Nghiencuulichsu.com)